Nhập cảnh Nhật Bản với mục đích du lịch, lao động hay mục đích gì khác, bạn luôn cần chuẩn bị kỹ lưỡng bởi đây là quốc gia tương đối khắt khe trong các thủ tục nhập cảnh và cư trú. Sau đây sẽ là 10 lời khuyên không thể bỏ qua khi bạn muốn nhập cảnh vào đất nước mặt trời mọc.
1. Visa và tư cách lưu trú
Trước khi nhập cảnh Nhật Bản, việc xin visa là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Những visa cho mục đích du lịch, thăm bạn bè hay tham dự sự kiện ngắn ngày thường là visa phổ thông và ngắn hạn.
Đối với những ai muốn du học tại các trường đại học, cao đẳng, trường kỹ thuật chuyên nghiệp hoặc trường dạy nghề… thì loại visa được cấp là visa du học. Ngoài ra còn có visa thương mại, visa quá cảnh…
Thời gian lưu trú có thể kéo dài từ 3 tháng đến 4 năm 3 tháng, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể.
2. Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE)
Khi bạn muốn nhập cảnh Nhật Bản và ở lại để tham gia bất cứ hoạt động gì từ 3 tháng trở lên, bạn cần có “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE)” gửi đến Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương ở Nhật Bản. Giấy COE (Certificate of Eligibility) là Giấy chứng nhận tư cách lưu trú do Cục Xuất Nhập Cảnh Nhật Bản cấp.
3. Giấy tờ chứng minh năng lực chi trả kinh phí trong thời gian ở Nhật
Khi xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú hoặc visa, bạn thường được yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh rằng bạn đã có đủ kinh phí để chi trả trong thời gian lưu trú tại Nhật. Điều này có thể bao gồm giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng, giấy chứng nhận thu nhập của những năm trước và giấy chứng nhận nộp thuế.
4. Thủ tục nhập cảnh Nhật Bản
Khi bạn nhập cảnh vào Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau: hộ chiếu, visa. Trong trường hợp lưu trú từ 3 tháng, bạn cần cung cấp thêm giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE). Hãy đảm bảo bạn mang theo những giấy tờ này để tránh bị từ chối nhập cảnh.
5. Thẻ cư trú và mã số cá nhân
Khi bạn có thời gian lưu trú trên 3 tháng, bạn sẽ được cấp Thẻ cư trú (RESIDENCE CARD). Sau khi nhập cảnh Nhật Bản, bạn cần đăng ký thẻ cư trú trong vòng 90 ngày. Đây là giấy tờ quan trọng tương đương một tấm căn cước công dân trong thời gian bạn đang ở tại Nhật. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn luôn mang theo Thẻ cư trú bên mình vì sẽ có thể sẽ trải qua kiểm tra ngẫu nhiên.
Khi bạn là cư dân tại Nhật Bản, ngay cả khi bạn là người nước ngoài, bạn sẽ được cấp thẻ thông báo mã số cá nhân (My Number) tại cơ quan chính quyền địa phương. My Number là một danh sách 12 số, khác với số trên Thẻ cư trú. Bạn được yêu cầu xuất trình My Number trong một số tình huống nhất định, chẳng hạn như khi làm thủ tục tại các cơ quan chính quyền, làm thêm, hoặc nhận tiền từ nước ngoài qua ngân hàng.
6. Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú
Sau khi nhập cảnh Nhật Bản và đã có đủ các giấy tờ cư trú, nếu muốn có thu nhập từ những hoạt động ngoài tư cách cư trú hiện tại, bạn cần xin cấp “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú”.
7. Gia hạn thời gian lưu trú
Nếu bạn muốn tiếp tục ở lại Nhật Bản sau khi thời gian lưu trú được quy định, bạn cần xin phép gia hạn thời gian lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương. Hãy đảm bảo bạn nộp đơn gia hạn trước khi hết hạn lưu trú.
8. Thay đổi tư cách lưu trú
Khi bạn muốn thay đổi tư cách lưu trú so với quy định ban đầu khi nhập cảnh Nhật Bản, chẳng hạn như thay đổi tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, bạn cần nộp đơn thay đổi tư cách lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương.
Những trường hợp du học sinh chuyển từ “du học” sang “làm việc” là trường hợp thay đổi tư cách cư trú thường gặp nhất.
9. Tước bỏ tư cách lưu trú
Trong trường hợp người làm đơn khai báo giả các hoạt động, lý lịch hoặc làm giả giấy tờ, tư cách lưu trú của bạn sẽ bị tước bỏ. Hãy nhớ rằng nếu bạn có tư cách lưu trú “du học” nhưng không hoạt động tương ứng trong thời gian từ 3 tháng trở lên, ví dụ như không tham gia học tập, bạn có thể bị tước bỏ tư cách lưu trú trừ khi có lý do chính đáng.
Trên đây là 10 lưu ý quan trọng trước và sau khi nhập cảnh Nhật Bản. Ngoài ra, trong trường hợp bạn muốn về nước hoặc về tạm thời, trong trường hợp chuyển chỗ ở… bạn cũng cần thông báo với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương mình đang sinh sống ở Nhật.